Bộ tộc Dogon và những hiểu biết vũ trụ khiến giới khoa học kinh ngạc

Dogon là một dân tộc cổ đại, không có chữ viết, nhưng những truyền thuyết được truyền miệng từ đời này sang đời khác về vũ trụ của họ đã khiến người ta phải kinh ngạc.

Tộc người Dogon trong chiếc mặt nạ gỗ đặc trưng. (Ảnh: Internet)

Dogon là một bộ tộc người Sudan sống tại khúc sông Niger, trên lãnh thổ nước cộng hòa Mali. Những thông tin về người Dogon được các nhà khoa học Pháp ghi lại trong các chuyến thám hiểm vào những năm 1960-1970. Sau một thời gian tiếp cận, những nhà thám hiểm đã được người Dogon tin tưởng và chia sẻ những truyền thuyết, kể về các sự việc từ hàng nghìn năm trước cho tới năm 3200 TCN.

Sự hình thành vũ trụ

Khoa học hiện đại cho rằng vũ trụ được hình thành sau Vụ Nổ Lớn, trước đó mọi vật chất của vũ trụ bị nén chặt ở mức độ không tưởng và chiếm một thể tích vô cùng nhỏ, các khái niệm không gian và thời gian không hề tồn tại. Kể từ thời điểm xảy ra Vụ Nổ Lớn, vũ trụ không ngừng phát triển, được gọi là vũ trụ giãn nở.

Người Dogon dựng nhà và canh tác trên các đỉnh núi sa thạch cao (Ảnh: wikimedia commons)

Theo truyền thuyết của người Dogon, vũ trụ được hình thành như sau: “Vật chất có trước tiên là “amma” – một vị Thần không có nguồn gốc từ đâu cả. Amma là một quả cầu, một quả trứng và quả trứng này đóng kín, ngoài nó ra không còn có vật chất nào khác”.

Trong ngôn ngữ hiện đại của người Dogon, từ “amma” là một vật tĩnh được nén chặt và rất đặc. Tiếp theo: “Thế giới bên trong Amma vẫn chưa có không gian và thời gian. Không gian và thời gian gộp vào làm một thể thống nhất”. Nhưng đến một thời điểm, “Amma” mở mắt, đồng thời ý nghĩa của nó thoát ra, báo hiệu sự phát triển sắp tới của thế giới. Theo truyền thuyết của người Dogon, vũ trụ này là vô tận nhưng có thể đo được.

Hiểu biết về thiên hà

Thiên hà của chúng ta, dải Ngân Hà, theo người Dogon là “ranh giới vị trí”, là một phần của thế giới các vì sao, mà Trái Đất của chúng ta là một phần nhỏ và cả số lượng vô tận các tổ hợp sao dưới dạng hình xoắn. Như chúng ta đã biết đa số các thiên hà được khoa học phát hiện ngày nay đều có dạng hình xoắn.

Sao Sirius A và Sirius B (Ảnh: Flickr)

Khi tiết lộ cho các nhà khoa học Pháp, những người Dogon minh họa câu chuyện của họ bằng các biểu tượng và sơ đồ thường là rất phức tạp nhưng lại luôn rõ ràng. Họ thể hiện sao Mộc dưới dạng một vòng tròn lớn trên đó có bốn vòng tròn nhỏ – tức các vệ tinh của hành tinh này. Ngày nay chúng ta đã biết được 16 vệ tinh của sao Mộc, bốn trong số đó được Galileo phát hiện vào năm 1610 là những vật thể lớn nhất và sáng nhất. Người Dogon thể hiện sao Thổ dưới dạng hai vòng tròn đồng tâm, giải thích rằng vòng tròn ngoài là vành đai.

Hiểu biết về sao Thiên Lang

Sao Thiên Lang (Sirius) là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời của chúng ta. Theo người Dogon, sao Thiên Lang là một hệ sao có ảnh hưởng quan trọng nhất tới sự phát triển của cuộc sống trên Trái Đất và là nền tảng của Vũ Trụ. Hệ sao này gồm có ba ngôi sao: Thiên Lang, Thiên Lang B, Thiên Lang C. Người Dogon nói rằng, hai ngôi sao (Thiên Lang B, Thiên Lang C) nằm gần với nguồn sáng chính đến mức không phải lúc nào cũng có thể nhìn thấy chúng.

Mãi tới năm 1970, kính thiên văn cỡ lớn mới chụp được ảnh ngôi sao thứ hai, Thiên Lang B, đã được người Dogon nhắc tới. Sự tồn tại của sao Thiên lang C đến tận bây giờ vẫn đang là đề tài tranh cãi của các nhà thiên văn học.

Những người Dogon nói rằng sao Thiên Lang B quay xung quanh sao Thiên Lang, thời gian một vòng quay của nó là 50 năm. Khi sao Thiên Lang B lại gần sao Thiên Lang, nó sẽ sáng hơn còn khi rời xa thì nó chập chờn khiến người ta có cảm tưởng sao Thiên Lang B biến thành nhiều ngôi sao. Quả thật chu kỳ sáng của sao Thiên Lang B đã được các nhà khoa học xác nhận.

Điệu múa truyền thống đặc trưng của người Dogon (Ảnh: wikimedia commons)

Ảnh do kính thiên văn Hubble chụp Sao Thiên Lang và Thiên Lang B (góc dưới bên trái) Quầng sáng và tia sáng 4 góc là hiệu ứng hình ảnh. (Ảnh: NASA, ESA)

Sao Thiên Lang B không nhìn thấy được bằng mắt thường, cho đến giữa thế kỷ 19 của nền khoa học hiện đại, không ai ngoài bộ lạc người Dogon biết đến sự tồn tại của nó. Người Dogon còn cho biết sao Thiên Lang B là vật chất vũ trụ có tỉ trọng lớn nhất. Quả đúng vậy, sao Thiên Lang B là “sao lùn trắng” đầu tiên được phát hiện thấy trong vũ trụ, nó bị cháy và nén chặt tới một tỉ trọng không tưởng, tương đương 50 tấn trên 1cm3.

Sự hình thành của nhân loại

Truyền thuyết của người Dogon cho rằng, sao Thiên Lang có liên quan đến sự xuất hiện những con người đầu tiên trên Trái Đất. Con người được đưa tới Trái Đất trên “những tàu bay từ hành tinh có Mặt Trời là sao Thiên Lang B”. Lúc hạ cánh, “con thuyền bay hai vòng xoắn, bằng chuyển động này đã thể hiện trình tự cuộc sống trong cơn lốc, cơn lốc làm nảy sinh sự sống đầu tiên”. Ngày nay người ta đã biết rằng cấu trúc cơ bản của sự sống: mã DNA của chúng có dạng xoắn kép. Đây là sự trùng hợp đáng chú ý.

Một đoạn mã gen người (Ảnh: Internet)

Những truyền thuyết của người Dogon nói về 2 giai đoạn thám hiểm vũ trụ. Giai đoạn 1 gắn liền với việc một  sinh vật có tên Ogo tới Trái Đất. Giai đoạn hai gắn với việc con tàu hạ cách xuống Trái Đất chở Nommo và những người đầu tiên. Ogo đã vào vũ trụ ba lần, và thực hiện những chuyến bay vũ trụ trên những con tàu nhỏ. Có một đoạn nói rằng nguồn nhiên liệu cho tàu vũ trụ là hạt “po”, vật chất chủ yếu của vũ trụ.

Nommo là một thiên thần thực hiện theo lệnh của Amma. Nhiệm vụ chính của nhân vật này là tạo ra cuộc sống trên Trái Đất và đưa người đến Trái Đất. Truyền thuyết của người Dogon miêu tả kỹ quá trình chuẩn bị thực hiện sứ mệnh quan trọng này. Trên con thuyền có mọi thứ cần thiết để tạo ra cuộc sống trên Trái Đất cũng như con người, bốn đôi song sinh. Con tàu bay tới Trái Đất qua một “cánh cửa” thời gian đặc biệt do Amma tạo ra.

Những trang trí trên cửa và quanh nhà của người Dogon (Ảnh: tổng hợp từ wikimedia commons)

Sau khi tàu hạ cánh xuống Trái Đất, những người trong khoang bước ra, Amma kéo sợi dây đồng treo con tàu lên và đóng cánh cổng trời lại. Những người đầu tiên đến Trái Đất bắt đầu cuộc sống trên hành tinh mới, gieo mầm cuộc sống trên đó và sinh sôi, nảy nở.

Rất nhiều đất nước và dân tộc trên thế giới hiện nay còn lưu giữ lại những câu chuyện hay những di chỉ về sự tồn tại của loài người trong những nền văn minh tiền sử cũng như sự hủy diệt của những nền văn minh này. Cho tới cận đại, những nghiên cứu và khám phá ngày nay đều khẳng định rằng chúng đều có cơ sở và có tính khả tín. Nhưng hiếm có dân tộc nào c
câu chuyện chi tiết, rõ ràng và ở trình độ cao về sự hình thành của vũ trụ, các vì sao và con người trên Trái Đất như dân tộc Dogon.

Trải qua hàng nghìn năm, cũng dễ xảy ra “tam sao thất bản”, nhưng sẽ là vội vàng nếu chúng ta cho rằng câu chuyện của họ là hoang đường, vì những thông tin về các ngôi sao trong hệ ngân hà của họ đã được kiểm chứng là chính xác bởi các nhà khoa học. Vậy, chúng ta hãy chờ đến một ngày câu chuyện của người Dogon về sự xuất hiện của loài người trên Trái Đất được kiểm chứng trong tương lai.

Theo Trithucvn.net

Viết một bình luận