Chiếc cốc tự đổi màu: Trình độ vượt thời gian, khoa học gia không thể lý giải

Chiếc cốc có niên đại hơn 1.600 năm, vào thời La Mã cổ đại. Nó áp dụng công nghệ nano siêu việt, vượt xa trình độ khoa học ngày nay.

Chiếc cốc Lycurgus được làm bằng thủy tinh, cao 15,8cm, họa tiết trang trí tinh xảo, trên thân khắc cảnh vua Lycurgus xứ Thrace bị mắc kẹt trong một đám cây nho, vì đã chống lại vị Thần rượu nho Dionysus trong thần thoại Hy Lạp cổ đại. Các chuyên gia cho rằng chiếc cốc được chế tác từ khoảng năm 290 đến 325.

Tùy thuộc vào hướng ánh sáng mà màu sắc trên chiếc cốc thay đổi. Khi được chiếu sáng từ phía trước nó có màu xanh ngọc, nhưng khi được chiếu sáng từ phía sau nó lại có màu đỏ máu.

Nhân Sinh - Trang thông tin tổng hợp
Tùy thuộc vào hướng ánh sáng mà màu sắc trên chiếc cốc thay đổi. (Ảnh qua Twitter)

Việc chế tạo đồ vật bằng thủy tinh có thể đổi màu theo ánh sáng là mục tiêu cao nhất mà công nghệ hiện nay muốn đạt được, hiện tại kỹ thuật này vẫn rất khó để có thể thực hiện thành công.

Khi các chuyên gia kiểm tra chiếc cốc dưới kính hiển vi, họ phát hiện màu sắc chiếc cốc biến đổi đến từ sự hợp nhất rất phức tạp của các hạt nano kim loại, đường kính của mỗi phân tử kim loại khoảng 50 nanometer, tương đương 1/1.000 hạt muối. Công nghệ nano hiện đại cũng khó đạt được kích thước này.

Chiếc cốc có thành phần hóa học tương tự như các đồ tạo tác bằng thủy tinh khác, điều đặc biệt là chiếc cốc này có thành phần bạc và vàng dưới dạng hạt nano, đây là yếu tố chính khiến màu sắc của nó có thể thay đổi. Ngoài việc đổi màu theo góc độ ánh sáng thì màu sắc của chiếc cốc cũng biến đổi dựa theo chất lỏng được đổ vào bên trong.

Người La Mã cách đây hơn 1.600 năm đã có thể hiểu và sử dụng công nghệ nano – thứ công nghệ mà con người hiện đại mới chỉ phát hiện và sử dụng nó trong vài chục năm, đây là điều mà các nhà khoa học hiện đại không tài nào có thể lý giải nổi.

Tử Vi (t/h)

Viết một bình luận