Giải mã bí ẩn đằng sau dấu chấm tròn trên trán của người Hindu

Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao trên trán của người phụ nữ Ấn Độ lại có một chấm tròn màu đỏ. Nó chỉ để trang trí cho đẹp hay còn ẩn chứa điều bí ẩn nào khác?

 Chấm đỏ được xem như nét quyến rũ của phụ nữ Ấn Độ. Ảnh: Pinterest.
(Ảnh: Internet)

Dấu chấm đặc biệt trên trán phụ nữ được xem như biểu tượng trang trí chủ yếu tại các nước Nam Á – đặc biệt là tại Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, Sri Lanka. Nó có nguồn gốc từ một phong tục cổ xưa của Ấn Độ giáo, được gọi là Bindi.

Bindi có nghĩa là “một giọt, hạt nhỏ, dấu chấm”. “Bindi” xuất phát từ “bindu” trong tiếng Phạn có nghĩa là con mắt thứ 3 thần bí của con người. Mặc dù, chúng có nguồn gốc từ truyền thống Hindu, theo thời gian Bindi đã trở nên biến đổi và trở thành phụ kiện thời trang phổ biến hiện nay.

Theo truyền thống, bindi là một chấm đỏ tươi nằm tại trung tâm của trán giữa 2 lông mày, nhưng bindi cũng có thể có màu sắc khác hoặc dùng trang sức để thay thế.

Nhiều người liên tưởng bindi màu đỏ với tu luyện cổ xưa với ý nghĩ máu có thể xoa dịu các vị Thần. Điều này rất thú vị trong xã hội Aryan cổ đại, một chú rể sẽ vẽ 1 “tilaka” (một dấu dài thẳng) trên trán cô dâu biểu thị đây là người phụ nữ đã thành hôn. Nghi thức ngày nay có thể xuất phát từ phong tục cổ xưa này. Điều đáng chú ý, khi có sự không may xảy đến với một người phụ nữ Ấn Độ biến cô trở thành góa bụa, cô ấy sẽ không mang bindi hay bất kỳ trang phục nào của người phụ nữ đã có chồng.

Luân xa (Chakra) thứ 6 trong văn hóa Ấn Độ

Khu vực giữa lông mày được cho là luân xa thứ 6, gọi là Aijna, có nghĩa là “lệnh”, vị trí ẩn dấu sự thông minh. Mật thông tin rằng khi thiền định, năng lượng tiềm ẩn sẽ tăng lên từ cột sống thông lên đầu và Anja là lối thoát của nguồn năng lượng tiềm ẩn này. Chấm đỏ ở giữa lông mày được dùng để lưu lại năng lượng trong cơ thể con người và kiểm soát sự tập trung ở các mức độ khác nhau. Đây cũng là trung tâm của ánh sáng, tượng trưng cho thịnh vượng và may mắn.

Truyền thống Hindu tin rằng mỗi người đều có con mắt thứ 3 ở bên trong, cặp mắt thịt được dùng để nhìn thấy thế giới bên ngoài, trong khi con mắt thứ 3 bên trong để hướng về Thần. Như vậy, chấm đỏ biểu trưng cho lòng kính ngưỡng cũng như là lời nhắc nhở liên tục để Thần trong tâm suy nghĩ con người.

Thay đổi ý nghĩa

Bindi bắt mắt là một trong những trực quan hấp dẫn nhất trong tất cả các hình thức trang trí. Ấn Độ giáo chú trọng sự trang trí điểm giữa hai lông mày – điểm thần kinh quan trọng trong cơ thể con người từ thời cổ đại.

Ngoài dấu chấm đỏ là dấu hiệu tốt lành của hôn nhân, nó cũng được cho là để đảm bảo tình trạng xã hội  và sự thuần khiết của hôn nhân. Khi cô dâu mang bindi màu đỏ, cùng trang phục lấp lánh được xem như mở ra sự thịnh vượng, cô được xem như người bảo hộ cho hạnh phúc và nói giống.

Tuy nhiên, ngày nay biểu tượng bindi không còn mang ý nghĩa tôn nghiêm, nó sử dụng chủ yếu như một phụ kiện làm đẹp cho phụ nữ. Theo truyền thống, chấm đỏ được làm bằng máu bò và bụi bẩn, nhưng giờ đây ngay cả điều này cũng đã thay đổi. Hiện nay, hầu hết phụ nữ Hindu thích mang một viên ngọc quý thay vì chấm một nốt đỏ.

Một vài dấu chấm ngày nay không quy ước giới tính: đàn ông và phụ nữ đều có thể mang. Đàn ông hiện đại thường mang nốt Bindi vào những dịp tốt lành để tôn thờ nghi lễ hoặc đám cưới…

Thời nay, có rất nhiều điều đã trở nên thay đổi, người phụ nữ độc thân thường mang chấm màu đen, trong khi phụ nữ có chồng sẽ chấm nốt màu đỏ, và thường có khi họ sẽ chấm màu sắc phù hợp với bộ sari của họ.

Sự chiếm đoạt văn hóa

Người ta có thể luyện để chấm một nốt tròn hoàn hảo bằng tay, nhưng trong thời hiện đại phụ nữ đang cố gắng thay đổi hình dạng và kiểu dáng khác nhau và nhiều kiểu trang trí khác nhau.

Bindi cũng đã trở nên phổ biến bên ngoài Nam Á trong những năm gần đây, đây được xem như xu hướng thời trang của những người nổi tiếng và nhiều người khác. Một vài người đàn ông và phụ nữ thuộc nền văn hóa Bindi truyền thống đã chỉ trích hành động này. Tuy nhiên, họ có thể không nhận ra trong làng giải trí phương Tây và hay sự thay đổi hướng đến có lợi cho người tiêu dùng, tất cả đều chỉ là tiền bạc. Thật đáng tiếc, khi những đạo lý hay truyền thống xưa bị biến chất và mai một bởi lợi nhuận và đạo đức suy đồi.

Theo AO

Viết một bình luận