Thần đồng là do nhớ được ký ức từ tiền kiếp?

Từ xưa đến nay, những “thần đồng” không có người dạy dỗ nhưng lại biết rất nhiều kiến thức. Bẩm sinh chúng đã thông minh, đó gọi là “túc huệ” (trí tuệ vốn có). Phật giáo gọi là “Túc huệ ở kiếp này gặp phải cơ duyên, thì sẽ biểu hiện ra”.

Mao Sĩ Viên từng viết: “Danh cần phải đợi đến hết đời mới xưng, sách đến kiếp này đọc đã muộn”.

Những đứa bé thông minh biết nhiều kiến thức siêu thường, chính là do mang theo từ kiếp trước mà đến
Những đứa bé thông minh biết nhiều kiến thức siêu thường, chính là do mang theo từ kiếp trước mà đến. (Ảnh qua Fox)

Nằm mộng nhớ lại tiền kiếp

Một người thời nhà Thanh tên Viên Mai đã viết trong ‘tùy viên thi thoại‘ rằng, khi còn nhỏ, nhà không có sách nên ông đã mượn cuốn ‘văn tuyển’ về đọc, khi lướt mắt đến phần ‘trường môn phú‘, ông có cảm giác hết sức quen thuộc như đã từng đọc qua ở đâu đó. Khi đọc đến phần ‘ly tao’ cũng có cảm giác như vậy.

Lúc này ông mới thấy câu ngạn ngữ “đọc sách là chuyện kiếp trước” hết sức đúng.

Nói đến “sách đến kiếp này đọc đã muộn”, thì không thể không nhắc đến câu chuyện luân hồi chuyển kiếp của Hoàng Đình Kiên – một nhà văn thời Bắc Tống.

Theo ‘Tu thủy huyền chí’ ghi lại, Hoàng Đình Kiên nhậm chức Tri phủ ở Hoàng Châu khi mới 26 tuổi. Vào buổi trưa trong giấc mộng, ông được dẫn đến chỗ ở của một bà lão, giấc mơ và hiện thực hoàn toàn đối ứng với nhau, theo đó ông biết được tiền kiếp của mình và bà lão kia chính là mẹ của ông trong kiếp ấy.

Đời đó Hoàng Đình Kiên là một cô gái rất thích đọc sách, ăn chay và kính ngưỡng Thần Phật, cô là một đứa con hiếu thảo nhưng lại qua đời vào năm 26 tuổi. Trong phòng, ông tìm thấy một chiếc chìa khóa mà ngay cả mẫu thân cũng không biết, ông mở chiếc tủ gỗ lớn đã bám bụi nhiều năm, trong đó có rất nhiều bản thảo, đọc kỹ mới thấy bàng hoàng, văn chương trong đấy thực sự giống với các bài thi của ông trong kiếp này, một chữ cũng không sai khác.

Sau đó, Hoàng Đình Kiên ca ngợi kiếp trước của mình: “Tự tăng hữu phát, tự tục thoát trần, tố mộng trung mộng, ngộ thân ngoại thân” (tạm dịch: Trông như là một nhà sư có tóc, giống như một người thoát tục, mộng trong mộng, ngộ ra ta trong ta).

Như vậy, tài năng thơ ca, văn chương và hội họa của Hoàng Đình Kiên là được mang theo từ kiếp trước, chứ không phải bắt đầu tích lũy ở kiếp này. Điều ấy khiến người ta phải suy nghĩ, rằng tất cả những thần đồng, thiên tài, và những người có trí tuệ siêu phàm hôm nay chúng ta biết, cũng có thể là mang từ kiếp trước mà đến.

Luân hồi chuyển thế là có thật 

Năm 2010, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, có một đứa trẻ 3 tuổi tên là Vương Tử Thần ở Thập Yển, Hồ Bắc, không cần người dạy mà có thể nhận ra hơn 2.000 ký tự Trung Quốc.

Ký giả vô cùng nghi ngờ, nên đã hỏi người nhà của đứa bé: “Trước đây các vị  thật sự chưa từng dạy cậu bé này sao?”

Kha Hữu Bình – mẹ của cậu bé nói rằng, từ nhỏ Vương Tử Thần chưa bao giờ nói cho đến khi lên 3 tuổi, và cũng chưa bao giờ gọi “bố” hay “mẹ”. Gia đình rất lo lắng, đặc biệt đã đưa cháu bé đi khám các nơi, kết quả không có vấn đề gì, não bộ tuy chưa phát triển hoàn thiện nhưng ảnh hưởng không đáng kể. Và thật bất ngờ, không lâu sau đó lại phát hiện cháu biết chữ.

“Trình độ học vấn của chúng tôi không cao, mà lại có được một đứa con thông minh như vậy thì thật là không thể tưởng tượng nổi”, Kha Hữu Bình chia sẻ.

Ngoài ra, vào năm 2018 có một tin tức được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội Đông Nam Á, đề cập đến một đứa trẻ 14 tuổi tên là Thaksin trên đường phố Angkor Wat. Cậu ấy có thể nói thông thạo Tiếng Trung, tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Mã Lai, v.v. Tổng cộng hơn mười ngôn ngữ, có thể vô tư trò chuyện với khách du lịch và rao bán đồ lưu niệm.

Có người hỏi Thaksin: “Cậu học nhiều loại ngôn ngữ từ ai vậy?”

Cậu ấy nói: “Cháu học tất cả những ngôn ngữ này từ khách du lịch”.

Qua những câu chuyện trên có thể thấy, luân hồi chuyển thế không phải là chuyện hoang đường, chỉ là con người bình thường không thấy được mà thôi.

Việt Anh

Viết một bình luận