Đã tìm thấy pháo đài của Hy Lạp cổ đại, nơi diễn ra các trận chiến trong Kinh Thánh

Có một sự kiện trong Kinh thánh mà các nhà khảo cổ học có thể chứng minh thực sự đã xảy ra trong lịch sử, đó là những trận chiến được mô tả rất chi tiết sống động giữa các vị vua để giành quyền thống trị Israel. Họ đã tìm thấy di tích pháo đài nơi diễn ra những trận chiến đẫm máu đó.

Trong the Books of Maccabees (chỉ những quyển sách của người Maccabees), có ba vị vua ganh đua nhau để kiểm soát Israel là: Diodotus Tryphon, Demetrius và Jonathan Apphus. Vua Tryphon giả vờ đàm phán hòa bình với Jonathan để dụ ông vào bẫy. Tryphone cho quân tàn sát 1.000 quân của Jonathan, bắt ông làm con tin và xử tử ông.

Loại trừ được Jonathan, vua Tryphone giết chết vua Demetrius. Người vợ góa của Demetrius đã khéo léo kết hôn với một vị vua quyền lực khác tên là Antiochus VII nên vương quốc của vua Demetrius vẫn được bảo toàn.

Sau này, người kế vị của vua Jonathan là vua Simon đã liên minh với vua Antiochus để truy đuổi Tryphon và tàn quân. Vua Tryphon đã bị nhốt ở pháo đài ven biển tại Dor. Có phiên bản ghi cho rằng Tryphon đã trốn thoát khỏi pháo đài này với hai bàn tay trắng và chạy trốn đến Apamea. Trong những phiên bản khác, người ta cho rằng ông đã bị giết chết hoặc tự sát.

Đồng tiền xu đúc hình vua Tryphon. (Ảnh qua commons.wikimedia.org)
Đồng tiền xu đúc hình vua Tryphon. (Ảnh qua commons.wikimedia.org)

Câu chuyện này diễn ra trong khoảng 145-138 TCN. Và các nhà nghiên cứu hết sức ngạc nhiên khi tìm thấy địa danh tên là Dor được đề cập trong các văn bản cổ xưa, nơi đã trở thành huyền thoại trong suốt 2 thiên niên kỷ.

Hóa ra lúc đó có một vấn đề là nước biển dâng cao, giống như tình trạng ngày nay. Khi nước biển dâng lên, pháo đài Dor đã bị chìm xuống đáy biển, tuy nhiên nó vẫn còn ở vị trí cũ.

Phát hiện này là nỗ lực của Giáo sư Assaf Yasur-Landau và Giáo sư Ehud Arkin Shalev (ở Đại học Haifa) cùng Giáo sư Thomas Levy (ở Đại học California).

Trên Tạp chí Khảo cổ Hàng hải, các giáo sư nói về địa điểm tìm ra pháo đài Dor như sau:

“Tel Dor nhìn ra phía đông Địa Trung Hải, và nằm ở bờ biển phía nam Levantine của Israel. Các cuộc khảo sát dưới nước và một cuộc khai quật ven biển ở Vịnh Bắc Dor đã đưa ra bằng chứng về một nơi neo đậu tại thành phố Dora Byzantine, tồn tại từ thế kỷ thứ 4 – thứ 7 SCN. Trước kia người ta cũng dự đoán rằng có một nơi neo đậu như vậy tồn tại ở cực tây bắc của thành phố”.

Theo trang Haaretz: “[Những phần còn lại của] pháo đài cách bờ khoảng 20m và ở dưới nước 2m. Khi nó được xây dựng, mực nước biển thấp hơn khoảng 1m so với ngày nay, vì vậy khi được xây dựng nền móng của công trình vẫn chìm dưới nước khoảng 1m. Độ cao của nó có lẽ là bằng tòa nhà hai tầng, tức là nó đã có độ cao ít nhất là hai tầng, và có diện tích 20 x 40m.

Một số viên đá có vết đục đẽo thành các vết lõm. Có thể chúng được dùng để chèn dầm gỗ dùng để dỡ tàu. Giáo sư Yasur-Landau suy đoán rằng ở người ta đã đặt một máy phóng trên pháo đài này. Nó nhìn ra cảng và có khả năng đánh chìm tàu ​​địch.

Mặc dù pháo đài có kích thước khổng lồ, nhưng rõ ràng nó chỉ giúp bảo vệ cảng trong một vài thập kỷ. Sau đó, nó sụp xuống biển do bão và thiếu bảo trì”.

Di tích của pháo đài Dor chìm dưới nước nằm ở bờ biển phía nam Levantine của Israel. (Ảnh qua Ancient Origins)
Di tích của pháo đài Dor chìm dưới nước nằm ở bờ biển phía nam Levantine của Israel. (Ảnh qua Ancient Origins)

Giáo sư Yasu-Landau cho biết: “Người ta biết rằng người Hy Lạp cổ đại có thói quen xây dựng những công trình to lớn nhưng kém bền và ít có giá trị sử dụng. Ý của tôi là công trình Dor này chỉ duy trì được sự bền vững trong một thời gian ngắn”.

Khám phá ra những công trình không bền vững theo thời gian như thế này quả là một thành tựu rất hiếm hoi và làm hài lòng các nhà khảo cổ học.

Phát hiện tuyệt vời này giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về các trận chiến ở Hy Lạp cổ đại. Pháo đài ven biển này được bao bọc bởi 2 bức tường: 1 cái bên ngoài và 1 cái bên trong. Khi quân địch vượt qua được bức tường thứ nhất, chúng sẽ bị dồn vào khu vực chết chóc giữa hai bức tường và bỏ mạng ở đó. Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều tiền xu và đạn, giúp vẽ ra bức tranh về cuộc sống và những trận chiến của binh lính thời đó.

Bãi biển tại Dor, Israel. (Ảnh qua Ancient Origins)
Bãi biển tại Dor, Israel. (Ảnh qua Ancient Origins)
Một địa điểm khảo cổ khác trên đất liền ở Del Thor, Israel. (Ảnh qua Ancient Origins)
Một địa điểm khảo cổ khác trên đất liền ở Del Thor, Israel. (Ảnh qua Ancient Origins)

Pháo đài này còn là một tấm gương cho con người ngày nay thấy được tác động của hiện tượng nước biển dâng cao. Nước biển dâng lên có thể cuốn đi cả một pháo đài đồ sộ, vậy còn với những thành phố lớn ven biển của con người ngày nay thì sao? Về vấn đề này, Giáo sư Yasur-Landau nêu ra quan điểm như sau:

“Mực nước biển tăng sẽ làm diện tích đất liền bị thu hẹp, bão lũ sẽ tăng áp lực lên các khu định cư của con người. Cần tiếp tục tìm ra các giải pháp như: hệ thống phòng vệ trước các cơn bão, hệ thống kinh tế dựa vào nông nghiệp nhiều hơn, có thể lấy nước từ những nơi xa xôi. Đó là những vấn đề về dân số, đất, nước và biển”.

Ngoài ra, nhờ nỗ lực của các nhà khảo cổ học, nhiều địa điểm khác được đề cập trong Kinh Thánh đã được phát hiện như:

Người ta cũng tìm thấy những hiện vật để chứng minh cho sự tồn tại của nhân vật siêu anh hùng Samson trong Cựu ước.

Xuân Nhạn (Theo Ancient Code)

Viết một bình luận