Lần đầu công bố âm thanh “kỳ quái” được phát ra từ từ trường Trái Đất

Từ trường rất cần thiết và là điều tối quan trọng đối với sự sống trên Trái Đất mặc dù chúng ta không thể nhìn thấy hoặc nghe thấy về nó.

Mới đây, các nhà khoa học tại Đại học Kỹ thuật Đan Mạch đã thu thập tín hiệu từ trường được vệ tinh Swarm của ESA đo được, sau đó chuyển những tín hiệu đó thành âm thanh giúp con người có thể nghe được. Và thật bất ngờ, âm thanh của từ trường Trái Đất giúp bảo vệ nhân loại từ trước đến nay lại thực sự nghe khá kỳ quái.

Từ trường giúp bảo vệ hành tinh của chúng ta.

Từ trường của Trái Đất tạo thành một mạng lưới có cấu trúc phức tạp và biến động giúp bảo vệ sự sống trên Trái Đất an toàn trước những tia bức xạ vũ trụ và các hạt tích điện mang năng lượng cao được những cơn gió mạnh thổi từ Mặt Trời xuống. Khi các hạt này va chạm với các nguyên tử và phân tử oxy, nito có trong bầu khí quyển Trái Đất khiến một phần năng lượng biến đổi thành những ánh sáng có màu sắc xanh lam, xanh lục mà chúng ta vẫn thường biết đến với tên gọi cực quang borealis.

Tuy chúng ta có thể quan sát được hiện tượng cực quang borealis ở một số địa điểm thuộc cực Bắc của Trái Đất – như một minh chứng về tác động giữa các hạt tích điện từ Mặt Trời và từ trường Trái Đất. Nhưng để nghe được các âm thanh của từ trường Trái Đất hoặc âm thanh của những tác động đó thì không phải là điều dễ dàng.

Từ trường Trái Đất vốn được tạo nên bởi khối kim loại nóng chảy có nhiệt độ lên đến hàng nghìn độ C trong lõi Trái Đất. Dưới tác động của lực quay Trái Đất, khối kim loại lỏng sẽ di chuyển theo đường xoắn ốc kết hợp với những sự phun trào trên bề mặt lõi sẽ tạo ra dòng điện làm cơ sở cho sự tồn tại của từ trường bao quanh Trái Đất.

Sức mạnh của từ trường trên bề mặt Trái đất.

Ba vệ tinh Swarm của ESA được phóng lên quỹ đạo Trái Đất năm 2013 nhằm mục đích do các tín hiệu từ lõi và bề mặt của Trái Đất, từ các đại dương cũng như tầng điện li và từ quyển của Trái Đất.

Đoạn âm thanh mà nhóm nghiên cứu tạo ra có âm thanh khá kỳ quái và có phần khó hiểu được chuyển đổi từ những tín hiệu do vệ tinh Swarm thu được khi một cơn bão Mặt Trời tác động đến từ trường của Trái Đất.

Sức mạnh của từ trường trong thạch quyển của Trái đất.

Nhóm nghiên cứu thậm chí còn thiết lập một hệ thống 30 chiếc loa đặt dưới đất tại quảng trường Solbjerg ở Copenhagen, Đan Mạch và phát đi đoạn âm thanh về từ trường của Trái Đất này giúp khách du lịch và người dân có thể nghe thấy chúng – một trải nghiệm rất độc đáo nhưng không hề dễ chịu chút nào.

Tuy nhiên, mục đích của nhóm nghiên cứu cũng chỉ cố gắng nhắc nhở đến mọi người về sự tồn tại của từ trường đã giúp bảo vệ an toàn cho sự sống trên Trái Đất như thế nào.

Viết một bình luận