Mặt trời vừa bị vỡ một góc và giới khoa học không hiểu tại sao

Một phần của mặt trời đã bị “mẻ” khỏi bề mặt và bắt đầu xoay quanh đỉnh sao trung tâm của chúng ta như thể nó là một cơn lốc xoáy khổng lồ ở vùng cực.

Các nhà khoa học đang theo dõi sát hành vi của mặt trời NASA
Các nhà khoa học đang theo dõi sát hành vi của mặt trời NASA

Các nhà khoa học trái đất đã có thể quan sát tận mắt hiện tượng kỳ lạ này nhờ vào uy lực của kính viễn vọng không gian James Webb, theo báo The Independent hôm 8.2.

Bà Tamitha Skov, nhà vật lý chuyên về thời tiết không gian, đã chia sẻ phát hiện này trên mạng xã hội với sự kích động, dù vẫn chưa có lời giải thích về hiện tượng đó.

“Hãy nói về cơn lốc xoáy ở vùng cực! Một phần mặt trời vừa tách khỏi bề mặt và hiện quay cuồng dưới dạng cơn lốc xoáy khổng lồ ở cực bắc của ngôi sao chúng ta”, bà viết.

Những nhà vật lý mặt trời khác cũng chia sẻ cùng nỗi phấn khích của bà Skov về hiện tượng bất thường trên. Thế nhưng, chính xác thì hiện tượng đó là gì và tại sao nó lại quan trọng?

Ông Scott McIntosh, Phó giám đốc Trung tâm Quốc gia về Nghiên cứu Khí quyển ở Boulder (bang Colorado, Mỹ), chia sẻ với Space.com rằng, trong khi ông chưa từng thấy cơn lốc xoáy nào như thế, có một điều lạ lùng đang diễn ra ở vĩ tuyến 55 độ của mặt trời.

Khi nào mặt trời sẽ phát nổ và tiêu diệt nhân loại?

Hiện tượng được bà Skov đề cập đang diễn ra ở vĩ tuyến đó và tuân theo chu kỳ 11 năm của mặt trời. Các nhà khoa học biết rằng hiện tượng đó có liên quan với sự đảo chiều từ trường của mặt trời, nhưng họ chưa nắm được manh mối nào để có thể đưa ra lời giải thích về vấn đề này.

Giới chuyên gia hy vọng với sự hỗ trợ của kính không gian James Webb, con người sẽ tăng cường thêm sự hiểu biết về ngôi sao mang lại nguồn sống cho tất cả chúng ta.

Viết một bình luận