Ngày càng chắc chắn Sao Hỏa từng có sự sống, và nguyên nhân khiến tất cả chỉ còn là dĩ vãng

Đối với những người yêu thích thiên văn học thì hẳn tin tức đổ bộ thành công của xe tự hành Perseverance lên sao Hỏa để thực hiện nhiệm vụ thu thập các mẫu địa chất nhằm phục vụ quá trình tìm kiếm sự sống cổ đại vô cùng thú vị. Mới đây, vào ngày 11/09 NASA cũng công bố đã thu thập xong hai mẫu vật đầu tiên trên sao Hỏa.

Tất cả khám phá đang được tiến hành tại một vùng đá trên miệng núi lửa Jenezo, nơi được nghi ngờ đã từng là một hồ nước rộng lớn và là một đồng bằng phát triển. Những nỗ lực đang được hồi đáp khi những bức ảnh gửi về trong đầu tháng 10 vừa qua đã minh chứng về khả năng có thể đã từng tồn tại sự sống trên Sao Hỏa.

Hơn nữa, trong một bài báo công bố nghiên cứu gần đây nhất, một nhóm các nhà sinh học với sự dẫn đầu của tiến sĩ Boris Sauterey từ khoa sinh thái và sinh học tiến hóa Trường Đại học Arizona – Mỹ và Viện Sinh học École Normale Supérieure thuộc Đại học Khoa học và văn thư Paris – Pháp đã khẳng định về giả thuyết xuất hiện sự sống cổ đại trên sao Hỏa, nhưng không tồn tại trên bề mặt hành tinh mà ở sâu bên dưới lớp đất đá.

Tới nay, con người đã tìm thấy rất nhiều bằng chứng về việc hình thành và phát triển của hành tinh đó, trong đó giả thuyết khả quan nhất là sao Hỏa đã từng có bầu khí quyển, nước và sự sống đời đầu như Trái Đất. Cho tới tận khoảng thời gian vào 3,7 tỷ năm trước, một sự kiện bão mặt trời khủng khiếp đã quét đi toàn bộ bầu khí quyển của sao Hỏa và để lại một hành tinh chết đỏ rực.

Có rất nhiều lý giải khác nhau về màu đỏ của sao Hỏa. Bốn hành tinh gần mặt trời nhất bao gồm sao Thủy, sao Kim, Trái Đất và sao Hỏa đều hình thành từ một đám bụi vũ trụ của một ngôi sao đã chết với lõi chủ yếu là nguyên tố sắt. Lượng oxit khổng lồ bao phủ khắp hành tinh thứ tư trong thái dương hệ đã đặt ra nhiều câu hỏi, trong đó, giới khoa học chắc chắn về việc đã từng có nguồn nước khổng lồ trên hành tinh đỏ. Những cơn mưa giông khủng khiếp và những hồ nước rộng lớn đã biến đổi toàn bộ màu sắc của hành tinh. Theo tính chất bắc cầu quen thuộc, nếu như Hỏa tinh đã từng tồn tại nguồn nước, nó chắc chắn sẽ tồn tại sự sống cổ đại.

Tuy ở cách xa Mặt trời hơn chúng ta nhưng điều đó không có nghĩa là hành tinh đỏ sẽ không phải chịu tác động của bức xạ nhiệt và tia cực tím. Trong quá khứ, bầu khí quyển dày đặc CO2 đã từng che chắn cho nó cho tới khi biến mất hoàn toàn. Tại Trái Đất, sự bởi vệ này đến từ tầng ozon tồn tại ngay ở tầng bình lưu, ozon hấp thụ phần lớn các bước sóng dài gây hại sinh vật sống và đảm bảo an toàn cho nhân loại, tránh cho con người bị ung thư da và mắt. Đó là lý do vì sao chúng ta rất lo ngại khi lỗ hổng cực lớn xuất hiện trên khoảng không của châu Nam cực.

Mới đây, các nhà sinh vật học cũng tìm thấy một lớp bảo vệ tương tự như thế ngay trên bề mặt hành tinh của sao Hỏa, đó là một chất hóa học có tên regolith xốp bão hòa nước muối. Về cơ bản, cấu tạo phân tử liên kết đặc biệt giúp chất này tạo ra được một không gian che phủ vật lý mang tính tạm thời, đảm bảo ngăn cản được tia cực tím và bức xạ vũ trụ. Không chỉ thế, regolith còn có thể cung cấp dung môi cho sinh vật.

Bề mặt sao Hỏa là một môi trường khắc nghiệt khi có sự khuếch tán mật độ và bầu khí quyển giảm sút triệt để. Tất cả các yếu tố này có thể tạo ra một loại vi sinh vật “ăn” hydro và carbon dioxide. Đây từng là một trong những dạng sống nguyên thủy nhất trên Trái Đất. Chúng sử dụng các nguyên tố vô cơ để tái tạo năng lượng và khí thảo là khí metan.

Chúng ta đã từng thực hiện hàng ngàn thí nghiệm để kiểm chứng sự sống xuất hiện đầu tiên trên hành tinh xanh. Đã hàng triệu năm trôi qua và các loài đều đã tiến hóa, trong đó nhân loại ở bậc năng lượng cao nhất. Những chuỗi thức ăn và quá trình tái tạo năng lượng từ những vật liệu tự nhiên sẽ khác xa so với quá khứ.

Tuy nhiên, sự kiện này sẽ được xem xét lại một cách nghiêm túc, ứng dụng cho môi trường tự nhiên của sao Hỏa. Hành tinh đỏ giống như quá khứ của chúng ta hàng trăm triệu năm trước vậy.

Những dạng sống ăn vào khí hydro và thải ra metan đã từng thống trị trên Trái Đất thuở ban sơ. Quá trình tiến hóa này sẽ còn kéo dài hàng chục triệu năm cho tới khi có một dạng sống hữu cơ tiếp theo nối gót. Giờ đây, chúng ta đã có khả năng lý giải khoa học về sự tồn tại một lượng lớn metan ở gần hai cực sao Hỏa, chúng thậm chí còn có khả năng biến đổi theo mùa và có khi và biến động nồng độ theo tuần hoặc theo ngày.

Phải chăng, trên sao Hỏa thực sự vẫn đang tồn tại một dạng sống nguyên thủy từ 3,7 tỷ năm trước? Tuy nhiên, kịch bản này vẫn cần thêm một nhân tố nữa để hoàn thiện là bề mặt hành tinh không bị bao phủ toàn bộ bởi băng giá và đã từng tạo ra được mô hình đại dương sơ khai tương tự như Trái Đất. Điều này đã được khẳng định bởi các nghiên cứu trước đây, bao gồm cả những khám phá từ phía NASA, giới khoa học xác định khả năng Sao Hỏa từng như vậy là rất cao.

Hiện nay, có ba khu vực đang được tập trung đào sâu và tìm kiếm là Hellas Planitia, Isidis Planitia và Jezero Crater. Đây đều là những vùng trũng trên bề mặt hành tinh, nghi ngờ đã từng là những con sống hoặc các hồ nước lớn. Robot tự hành Perseverance vẫn đang nỗ lực thu thập các mẫu đất đá.

Hy vọng trong tương lai không xa con người có thể chụp được các mẫu hóa thạch sinh vật cổ đại và mang về Trái Đất trực tiếp nguyên cứu. Sinh khối cổ đại trên Trái Đất có lẽ đã từng tồn tại tương tự như trên sao Hỏa vào 3,7 tỷ năm trước.

Tuy nhiên, việc mất đi tầng khí quyển và nguồn nước dồi dào có lẽ là lý do tại sao hành tinh đỏ không thể phát triển sự sống bậc cao. Nhiệt độ bề mặt âm tới 223 độ C và những trận bão cát khủng khiếp cũng là một điều kiện sống vô cùng tồi tệ, ngay cả đối với các sự sống bậc cao như con người.

Viết một bình luận