Những sự thật lạ lùng về hành tinh Sao Thủy – người anh em nằm gần Mặt Trời nhất

Hành tinh Sao Thủy (tiếng Anh là Mercury) là hành tinh nhỏ nhất trong Hệ Mặt Trời và cũng chính là hành tinh có vị trí gần với Mặt Trời nhất.

Tên của hành tinh này vốn được người La Mã đặt dựa trên tên một vị thần liên lạc và đưa tin một cách rất nhanh là Mercurius (vị thần này trong Thần thoại Hy Lạp thì có tên khác là Hermes). Sở dĩ như vậy bởi vì ở gần Mặt Trời nhất, nên quỹ đạo của hành tinh này cũng ngắn nhất do đó nó bay một vòng quanh Mặt Trời nhanh nhất so với những người anh em khác trong Hệ Mặt Trời.

Hành tinh Sao Thủy có vị trí gần Mặt Trời Nhất, nên ánh sáng Mặt Trời chiếu đến Sao Thủy mạnh hơn gấp bảy lần so với Trái Đất. Thú thực mà nói, chỉ nghe thôi đã thấy cảm giác không hề dễ chịu chút nào.

Với đường kính chỉ vỏn vẹn 4879 kilomet, Sao Thủy chính là hành tinh có kích thước nhỏ bé nhất trong Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Dù nhỏ bé như vậy nhưng do lượng vật chất trên Sao Thủy chủ yếu là đá và các kim loại năng cho nên hành tinh này có cấu trúc rất đặc chỉ xếp thứ hai sau Trái Đất trong toàn bộ 8 hành tinh của Hệ Mặt Trời.

Tuy ở gần Mặt Trời nhất nhưng Sao Thủy lại không hề giữ vị trí quán quân trong bảng xếp hạng hành tinh nóng nhất, mà nó chỉ ở vị trí á quân, xếp sau Sao Kim.

Có một điều thú vị là sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm của hành tinh Sao Thủy là vô cùng lớn. Ban ngày thì nhiệt độ trên Sao Thủy rất nóng có thể đạt đến 427 độ C, tuy nhiên vào ban đêm Sao Thủy lại vô cùng lạnh lẽo khi nhiệt độ có thể xuống tới âm 201 độ C.

Chắc hẳn sẽ có nhiều người ngạc nhiên về việc này vì rõ ràng Sao Thủy ở rất gần Mặt Trời thì tại sao nhiệt độ lại lạnh đến thế. Lý giải cho hiện tượng chênh lệch nhiệt độ quá lớn giữa ngày và đêm nay là bởi vì trên Sao Thủy gần như không tồn tại bầu khí quyển. Cho nên khi ánh nắng Mặt Trời tắt đi, Sao Thủy cũng nhanh chóng bị mất đi tất cả lượng nhiệt trên bề mặt của nó.

Chính vì thế, Sao Thủy là hành tinh có mức độ chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn nhất trong Hệ Mặt Trời lên đến hơn 600 độ C.

Do có kích thước nhỏ hơn hẳn so với Trái Đất nên lực hấp dẫn trên Sao Thủy cũng nhỏ chỉ khoảng 3,7 m/s². Chính vì thế mọi thứ trên Trái Đất cũng trở nên nhẹ cân hơn trên Sao Thủy, ngay cả con người chúng ta cũng vậy.

Cũng giống như hành tinh Sao Kim, Sao Thủy cũng là một hành tinh trong thái dương hệ mà không có bất kỳ một vệ tinh tự nhiên nào.

Sao Thủy là hành tinh có mặt phẳng quỹ đạo nghiêng 7 độ so với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất – lớn nhất trong số các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

Tàu vũ trụ Mariner 10.

Trong hành trình khám phá vũ trụ, con người mới chỉ gửi đến hành tinh Sao Thủy 2 con tàu thăm dò mang tên Mariner 10 và Messenger đều của NASA. Trong khi tàu vũ trụ Mariner 10 bay xung quanh Sao Thủy và chụp ảnh về hành tinh này từ năm 1974 đến năm 1975, thì tàu vũ trụ Messenger đảm nhận sứ mệnh với nhiều nhiệm vụ hơn từ năm 2011 đến năm 2015.

Tàu vũ trụ Messenger.

Cụ thể, tàu Messenger đã nghiên cứu về lịch sử địa chất của Sao Thủy, xem liệu nó có tồn tại băng ở 2 cực của hành tinh hay không, nghiên cứu cấu trúc lõi của hành tinh này và bản chất từ trường trong nó. Ngoài ra Messenger còn nghiên cứu vì sao Sao Thủy có khối lượng riêng trung bình cao và vì sao nó lại có bầu khí quyển mỏng manh?

Nếu không xét đến các ngôi sao lùn và các hành tinh nằm ngoài Hệ Mặt Trời, thì Sao Thủy chính là hành tinh có quỹ đạo lạ lùng nhất trong Hệ Mặt Trời. Quỹ đạo của Sao Thủy là một hình elip rất hẹp, trong đó độ dài của bán trục chính khoảng 70 triệu km và độ dài của bán trục nhỏ chỉ vỏn vẹn 46 triệu km.

Chu kỳ quỹ đạo của Sao Thủy chỉ bằng 88 ngày trên Trái Đất, nó di chuyển trên quỹ đạo với tốc độ 177km/h.

Phần lõi kim loại lỏng của hành tinh Sao Thủy chiếm tới 42% thể tích của toàn bộ hành tinh, trong đó phần lõi chứa nhiều sắt nhất trong số các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời. So với Trái Đất thì lõi của hành tinh chúng ta chỉ chiếm khoảng 17% thể tích toàn bộ hành tinh.

Một trong các lý do khiến bầu khí quyển của Sao Thủy vô cùng mỏng đó chính là trọng lực trên hành tinh này quá yếu khiến các nguyên tử bay hơi thoát ra khỏi hành tinh khi đón nhận ánh sáng mạnh mẽ từ Mặt Trời hoặc thông qua các quá trình vận hành khác.

Viết một bình luận