Phát hiện Siêu Trái Đất có nhiệt độ nóng tới mức nung chảy được vàng

Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện một hành tinh đá có kích thước lớn gấp 1,32 lần Trái Đất nhưng khó có thể tồn tại sự sống do các điều kiện rất khắc nghiệt.

Siêu Trái Đất này được các nhà khoa học đặt tên là GJ 1252 b nằm cách xa Trái Đất của chúng ta khoảng 65 năm ánh sáng. GJ 1252 b xoay quanh một ngôi sao loại M và nó chỉ mất 0,5 ngày để hoàn thành một vòng quỹ đạo quanh ngôi sao.

Ngoài ra, Siêu Trái Đất GJ 1252 b nằm gần ngôi sao chủ của nó hơn so với khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trời, đồng thời nó cũng có một mặt luôn quay về phía ngôi sao.

NASA mô phỏng Siêu Trái Đất GJ 1252 b.

Các nhà khoa học dựa trên các dữ liệu quan sát được về hành tinh này thì cho biết nhiệt độ bề mặt của nó vào ban ngày có thể lên tới 1228 độ C – nóng tới mức có thể nung chảy các kim loại như đồng, bạc hay vàng. Với nhiệt độ cao khủng khiếp như thế, hành tinh này thậm chí còn khó thể có bầu khí quyển.

Không chỉ có nhiệt độ cao, áp suất bề mặt của Siêu Trái Đất GJ 1252 b còn lên tới 10 bar – tương đương với 1 triệu N/m2. Do đó, giả sử hành tinh này có bầu khí quyển thì nó còn mỏng hơn nhiều so với khí quyển của hành tinh Sao Kim trong Hệ Mặt Trời.

Theo tính toán của các nhà khoa học, nếu trên hành tinh GJ 1252 b có một bầu khí quyển đủ dày để gây ra áp suất bề mặt lên tới 100 bar thì chỉ trong vòng 1 triệu năm tới bầu khí quyển đó cũng sẽ biến mất khỏi hành tinh. Đủ để thấy sự khắc nghiệt trên đó thế nào.

Hệ sao nơi GJ 1252 b đang tồn tại.

Nhà thiên văn học Ian Crossfield tại Đại học Kansas của Mỹ, là trưởng nhóm nghiên cứu này đưa ra nhận xét đây là hành tinh nhỏ nhất từng được biết đến mà lại thiếu thốn về khí quyển đến vậy. Nhóm của ông dự kiến sẽ tiếp tục quan sát về Siêu Trái Đất này với sự hỗ trợ của kính viễn vọng hiện đại nhất hiện nay là James Webb để tìm kiếm những thông tin mới.

Những dữ liệu hiện này về Siêu Trái Đất GJ 1252 b được thu thập từ kính viễn vọng đời cũ có tên là Spitzer và hiện nay đã ngừng hoạt động. James Webb hiện đại và nhạy hơn nhiều ở các bước sóng hồng ngoại, do đó các nhà khoa học sẽ thu được nhiều dữ liệu hơn về đặc tính bề mặt của hành tinh này dựa trên quang phổ của các loại đá nóng trên đó.

Những nghiên cứu về GJ 1252 b có thể giúp con người hiểu thêm về những ngoại hình tinh có kích thước nhỏ nhưng nhiệt độ bề mặt siêu nóng.

Viết một bình luận