Góc Bí Ẩn
  • Trang chủ
  • Hiện tượng kỳ lạ
    Vật thể bí ẩn xuất hiện trên miệng núi lửa

    Vật thể bí ẩn xuất hiện trên miệng núi lửa

    Đám mây “nấc thang lên thiên đường” gây chú ý ở Malaysia

    Đám mây “nấc thang lên thiên đường” gây chú ý ở Malaysia

    Top 6 hiện tượng tự nhiên bất thường sắp xảy ra trong tương lai gần

    Top 6 hiện tượng tự nhiên bất thường sắp xảy ra trong tương lai gần

    Hiện tượng kỳ thú: Sao Mộc và sao Kim “hôn nhau” trên bầu trời đêm, có thể nhìn thấy bằng mắt thường

    Hiện tượng kỳ thú: Sao Mộc và sao Kim “hôn nhau” trên bầu trời đêm, có thể nhìn thấy bằng mắt thường

    Goliath, loài ếch lớn nhất thế giới, nặng hơn 3kg, biết tự đẩy đá để xây ao cho nòng nọc

    Goliath, loài ếch lớn nhất thế giới, nặng hơn 3kg, biết tự đẩy đá để xây ao cho nòng nọc

    Dòng sông không bao giờ đóng băng bất chấp nhiệt độ hạ xuống âm 40 độ C

    Dòng sông không bao giờ đóng băng bất chấp nhiệt độ hạ xuống âm 40 độ C

    Cô gái cho AI đọc nhật ký để nói chuyện với mình trong quá khứ

    Cô gái cho AI đọc nhật ký để nói chuyện với mình trong quá khứ

    Những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất 2022

    Những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất 2022

    Hiện tượng bất thường: Mưa tuyết xuất hiện trên đỉnh Fansipan

    Hiện tượng bất thường: Mưa tuyết xuất hiện trên đỉnh Fansipan

    10 dấu hiệu cảnh báo nóng cho nhân loại về thảm họa tự tạo

    10 dấu hiệu cảnh báo nóng cho nhân loại về thảm họa tự tạo

    Trending Tags

    • CES 2017
    • Super Car
    • eSports
    • Best Phone 2017
  • Bí ẩn Vũ Trụ
  • Thiên nhiên kỳ thú
  • Sự kiện lịch sử
  • Góc tâm linh
No Result
View All Result
Góc Bí Ẩn
No Result
View All Result
Góc Bí Ẩn
Home Bí ẩn Vũ Trụ

Sự sống có thực sự đang tồn tại trong mắt bão của sao Mộc không?

mynhan.amz by mynhan.amz
13/03/2023
in Bí ẩn Vũ Trụ
0
Sự sống có thực sự đang tồn tại trong mắt bão của sao Mộc không?
Share on FacebookShare on Twitter

Mắt bão có lẽ là điểm bí ẩn nhất trên sao Mộc, nó nằm trong một trong những cơn bão nổi tiếng nhất của Hệ Mặt trời.

Sao Mộc là nơi có khí hậu vô cùng khắc nghiệt với vô số cơn bão khác nhau. Nhưng cơn bão nổi tiếng nhất lại có tên là “Vết Đỏ Lớn”, các nhà khoa học dự đoán rằng cơn bão này mạnh đến mức có thể nuốt chửng được cả Trái đất – nó lọt vào tầm mắt quan sát của nhân loại trên địa cầu từ năm 1830.

Sao Mộc mất tới gần 12 năm Trái đất để hoàn thành một vòng quay quanh Mặt trời.
Sao Mộc là hành tinh lớn nhất Hệ Mặt trời nhưng với khoảng cách so với Mặt trời là 778 triệu km, nó mất tới gần 12 năm Trái đất để hoàn thành một vòng quay quanh Mặt trời.

Vết Đỏ Lớn (Great Red Spot) của sao Mộc là một cơn bão cực lớn nằm trong tầng đối lưu của sao Mộc (0-50km), đã tồn tại hơn 350 năm. Gió bên ngoài của nó có tốc độ rất cao, đạt 270-425 dặm/giờ (430-680km), trong khi gió ngoại vi của nó thấp hơn một chút, dưới 270 dặm/giờ (430km). Khu vực bên trong của nó (tức là mắt bão) lại hoàn toàn ngược lại, tương đối yên tĩnh và ổn định, không có mây và luồng không khí mạnh.

Vết Đỏ Lớn có kích thước thậm chí còn lớn hơn cả hành tinh của chúng ta
Vết Đỏ Lớn có kích thước thậm chí còn lớn hơn cả hành tinh của chúng ta và được các nhà thiên văn chú ý, thường xuyên quan sát từ hơn 150 năm trước.

Nhưng sự sống có tồn tại trong vùng mắt bão này hay không thực ra lại không liên quan trực tiếp đến việc biến động của cơn bão, môi trường ở đó có thể yên tĩnh, nhưng cũng có thể không thích hợp để sự sống tồn tại.

Hiện tại, chúng ta biết rằng bầu khí quyển của sao Mộc có thể được chia thành bốn lớp: tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng nhiệt và tầng ngoài. Tuy nhiên sao Mộc không có bề mặt rắn nên tầng đối lưu và phần chất lỏng bên trong hành tinh chuyển tiếp giống như hành tinh của chúng ta. Bởi vậy, bầu khí quyển của nó chủ yếu bao gồm hydro và heli, chỉ có một phần nhỏ các hợp chất khác, bao gồm metan, amoniac, hydro sunfua và nước.

Các cơn bão sao Mộc thường xảy ra ở tầng đối lưu và tầng bình lưu
Các cơn bão sao Mộc thường xảy ra ở tầng đối lưu và tầng bình lưu của bầu khí quyển sao Mộc.

Tầng đối lưu của sao Mộc là nơi có nhiệt độ giảm dần theo độ cao, do đó nó có thể chứa một số loại mây, bao gồm amoniac, nước và hydro sunfua. Các cơn bão của sao Mộc có thể được gây ra bởi lớp mỏng bên dưới các đám mây nước, nơi đã quan sát thấy các tia sét.Theo các nguồn dữ liệu khác nhau, độ dày và phạm vi nhiệt độ của tầng đối lưu của sao Mộc cũng rất khác nhau. Hiện tại, người ta chấp nhận rằng tầng đối lưu của hành tinh này kéo dài lên trên khoảng 50km từ lớp mây nhìn thấy được (hoặc mức áp suất 1 bar).

Trong đó, nhiệt độ sẽ tăng từ khoảng 110K (âm 163 độ C) lên khoảng 340K (67 độ C). Tầng đối lưu của sao Mộc chủ yếu bao gồm hydro và heli, đồng thời chứa một lượng nhỏ nước, amoniac, amoni sunfua và các chất khác.

Những vật chất này tạo thành những đám mây có màu sắc và mật độ khác nhau ở các độ cao khác nhau. Các dải tinh thể băng màu trắng trong các đám mây cao nhất được gọi là các vùng, trong khi các dải amoni sunfua màu nâu đỏ trong các đám mây thấp nhất được gọi là các vành đai.

Tất nhiên, độ dày và phạm vi nhiệt độ của tầng bình lưu của sao Mộc cũng khác nhau giữa các bộ dữ liệu khác nhau. Nói chung, tầng bình lưu kéo dài khoảng 200km trở lên từ tầng đối lưu (mức áp suất 0,1 bar đến 0,00001 bar). Theo đó, nhiệt độ giảm từ khoảng 340K (67 độ C) xuống khoảng 110K (âm 163 độ C).

Tầng bình lưu của sao Mộc chủ yếu bao gồm hydro và heli
Tầng bình lưu của sao Mộc chủ yếu bao gồm hydro và heli, đồng thời chứa một lượng nhỏ khí metan, etan, axetylen và các chất khác, tạo thành những đám mây mỏng, trong suốt ở các độ cao khác nhau.

Những đám mây cao nhất được làm từ các tinh thể băng, tạo thành vòng tròn cực quang gần cực. Ngoài ra còn có những thay đổi tốc độ gió mạnh và phức tạp trong tầng bình lưu của sao Mộc, dẫn đến các cấu trúc xoáy khác nhau và hiện tượng bão.

Các nhà khoa học đã lần theo dấu vết của một trong những phân tử này – hydro xyanua – với sự hiện diện của các luồng gió mạnh gần các cực, với tốc độ khoảng 400 mét/giây. Những cơn gió đó tương đương với 1.450km một giờ, gấp hơn ba lần tốc độ gió đo được trong những cơn lốc xoáy mạnh nhất trên Trái đất.

Theo đó, có nhiều người cho rằng sự sống rất khó để có thể tồn tại trong vùng mắt bão của sao Mộc – bầu khí quyển của sao Mộc chứa một lượng lớn khí độc như amoniac, metan và hydro sunfua, gây tử vong cho hầu hết các dạng sống.

Có nhiều người cho rằng sự sống rất khó để có thể tồn tại trong vùng mắt bão của sao Mộc.
Có nhiều người cho rằng sự sống rất khó để có thể tồn tại trong vùng mắt bão của sao Mộc.

Tóm lại, mặc dù không thể loại trừ khả năng có sự sống trong bầu khí quyển của sao Mộc, nhưng ít nhất là cho đến nay, không có dấu vết nào của sự sống được tìm thấy tại đây.

Tuy nhiên, một số mặt trăng của sao Mộc, chẳng hạn như Europa, hiện đang được các nhà khoa học tin rằng nó có thể có các đại dương nước lỏng ẩn dưới bề mặt đóng băng.

Thêm vào đó là lực thủy triều, núi lửa băng do các hoạt động băng trên bề mặt ngôi sao đang hoạt động gây ra có thể tạo ra môi trường sống hoàn hảo cho một số sinh vật trên Trái đất, hoặc ở đây đã và đang tồn tại sự sống của một số vi sinh vật mà chúng ta chưa từng biết đến.

mynhan.amz

mynhan.amz

TOP REVIEW

Recommended Reading

  • James Webb lần đầu tiên chụp chi tiết “bàn tay thần thánh” đang “nặn” ra những thế giới mới

    James Webb lần đầu tiên chụp chi tiết “bàn tay thần thánh” đang “nặn” ra những thế giới mới

    801 shares
    Share 320 Tweet 200
  • Vì sao vũ trụ mới 13,8 tỷ tuổi mà lại có kích thước rộng tới 92 tỷ năm ánh sáng?

    625 shares
    Share 250 Tweet 156
  • Các nhà khoa học đã tạo ra một cỗ máy phát điện không cần nhiên liệu

    743 shares
    Share 297 Tweet 186
  • Phát hiện ‘siêu Trái Đất’ lớn nhất từng thấy, cách chúng ta 200 năm ánh sáng

    862 shares
    Share 345 Tweet 216
  • Các nhà khoa học phát hiện khả năng ăn rác thải nhựa đáng kinh ngạc của sâu sáp

    612 shares
    Share 245 Tweet 153
  • Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh trong thế kỷ XX?

    570 shares
    Share 228 Tweet 143
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2022. Bản quyền thuộc về Góc Bí Ẩn

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Hiện tượng kỳ lạ
  • Bí ẩn Vũ Trụ
  • Thiên nhiên kỳ thú
  • Sự kiện lịch sử
  • Góc tâm linh

© 2022. Bản quyền thuộc về Góc Bí Ẩn