Góc Bí Ẩn
  • Trang chủ
  • Hiện tượng kỳ lạ
    Vật thể bí ẩn xuất hiện trên miệng núi lửa

    Vật thể bí ẩn xuất hiện trên miệng núi lửa

    Đám mây “nấc thang lên thiên đường” gây chú ý ở Malaysia

    Đám mây “nấc thang lên thiên đường” gây chú ý ở Malaysia

    Top 6 hiện tượng tự nhiên bất thường sắp xảy ra trong tương lai gần

    Top 6 hiện tượng tự nhiên bất thường sắp xảy ra trong tương lai gần

    Hiện tượng kỳ thú: Sao Mộc và sao Kim “hôn nhau” trên bầu trời đêm, có thể nhìn thấy bằng mắt thường

    Hiện tượng kỳ thú: Sao Mộc và sao Kim “hôn nhau” trên bầu trời đêm, có thể nhìn thấy bằng mắt thường

    Goliath, loài ếch lớn nhất thế giới, nặng hơn 3kg, biết tự đẩy đá để xây ao cho nòng nọc

    Goliath, loài ếch lớn nhất thế giới, nặng hơn 3kg, biết tự đẩy đá để xây ao cho nòng nọc

    Dòng sông không bao giờ đóng băng bất chấp nhiệt độ hạ xuống âm 40 độ C

    Dòng sông không bao giờ đóng băng bất chấp nhiệt độ hạ xuống âm 40 độ C

    Cô gái cho AI đọc nhật ký để nói chuyện với mình trong quá khứ

    Cô gái cho AI đọc nhật ký để nói chuyện với mình trong quá khứ

    Những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất 2022

    Những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất 2022

    Hiện tượng bất thường: Mưa tuyết xuất hiện trên đỉnh Fansipan

    Hiện tượng bất thường: Mưa tuyết xuất hiện trên đỉnh Fansipan

    10 dấu hiệu cảnh báo nóng cho nhân loại về thảm họa tự tạo

    10 dấu hiệu cảnh báo nóng cho nhân loại về thảm họa tự tạo

    Trending Tags

    • CES 2017
    • Super Car
    • eSports
    • Best Phone 2017
  • Bí ẩn Vũ Trụ
  • Thiên nhiên kỳ thú
  • Sự kiện lịch sử
  • Góc tâm linh
No Result
View All Result
Góc Bí Ẩn
No Result
View All Result
Góc Bí Ẩn
Home Bí ẩn Vũ Trụ

Trái đất trước nguy cơ tổn thất 40% khối lượng băng nếu không từ bỏ nhiên liệu hóa thạch

mynhan.amz by mynhan.amz
07/01/2023
in Bí ẩn Vũ Trụ
0
Trái đất trước nguy cơ tổn thất 40% khối lượng băng nếu không từ bỏ nhiên liệu hóa thạch
Share on FacebookShare on Twitter

Theo cảnh báo, hơn 40% khối lượng băng của Trái đất có thể bị tổn thất nếu con người tiếp tục đầu tư và sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Theo cảnh báo, hơn 40% khối lượng băng của Trái đất có thể bị tổn thất nếu con người tiếp tục đầu tư và sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Theo kịch bản ảm đạm trên, hơn 2/3 tổng số sông băng trên Trái đất sẽ biến mất vào cuối thế kỷ này, góp phần làm mực nước biển ngày càng dâng cao trên khắp thế giới.

Trưởng nhóm nghiên cứu David Rounce, trợ lý giáo sư về kỹ thuật dân dụng và môi trường tại Đại học Kỹ thuật Pittsburgh, đã dẫn đầu một nỗ lực quốc tế để tạo ra mô hình mới. Ngay cả trong trường hợp tốt nhất này, nhóm của Giáo sư Rounce nhận thấy rằng gần 50% sông băng sẽ biến mất, chiếm hơn 25% tổng khối lượng băng, vào năm 2100.

Một nghiên cứu trước đây đã cảnh báo rằng Trái đất đã sẵn sàng đối mặt tình trạng nóng lên 1,5 độ  C.

Thực trạng mất sông băng đã được ghi nhận trên toàn cầu. Năm 2022, các sông băng của Thụy Sĩ đã bị thu hẹp một nửa trong vòng chưa đầy một thế kỷ. Và sông băng lâu đời nhất của nước này đã phải được bao phủ bởi những tấm vải trắng với chất liệu đặc biệt để ngăn nó tan chảy.

Trái đất trước nguy cơ tổn thất 40% khối lượng băng nếu không từ bỏ nhiên liệu hóa thạch - Ảnh 1.
Sông băng ở Svalbard vào năm 1936 (trên) và năm 2009 (dưới). (Ảnh: Nature)

Quá trình tan băng dữ dội đến mức có thể chứng kiến một xác máy bay có từ năm 1968 bất ngờ xuất hiện trở lại ở dãy núi Alps của Thụy Sĩ khi lớp băng che phủ nó bắt đầu tan chảy.

Tình trạng các sông băng tan chảy cũng góp phần gây ra lũ lụt thảm khốc vào mùa hè năm 2022 ở Pakistan, nơi có nhiều sông băng hơn bất kỳ nơi nào ngoài Bắc Cực và Nam Cực. Nằm ở phía Bắc dãy Himalaya, Pakistan có khoảng 7.000 sông băng. Nhiệt độ tăng cao, lên mức gần 50 độ C (122 độ F) ở thành phố Nawabshah vào năm 2022 đã và đang khiến các sông băng tan chảy và tạo thành các hồ băng.

Nhiều nhà khoa học đã đưa ra cảnh báo về sự tan chảy của cái gọi là “sông băng ngày tận thế” ở Nam Cực. Sự sụp đổ hoàn toàn của nó có thể làm mực nước biển tăng thêm 60 cm. Tác động sẽ sâu rộng đến mức thậm chí sẽ gây ra “hậu quả nghiêm trọng” cho Vương quốc Anh.

Tuy nhiên, giáo sư Rounce cảnh báo rằng ngay cả khi con người ngừng hoàn toàn phát thải, tốc độ các sông băng đang biến mất trong nhiều thập kỷ qua cũng sẽ không được thể hiện ngay lập tức mà có thể mất tới 100 năm. Ông mô tả, các sông băng là “những dòng sông chảy cực kỳ chậm”, tác động của chúng cần có thời gian mới cảm nhận được.

mynhan.amz

mynhan.amz

TOP REVIEW

Recommended Reading

  • James Webb lần đầu tiên chụp chi tiết “bàn tay thần thánh” đang “nặn” ra những thế giới mới

    James Webb lần đầu tiên chụp chi tiết “bàn tay thần thánh” đang “nặn” ra những thế giới mới

    799 shares
    Share 320 Tweet 200
  • Vì sao vũ trụ mới 13,8 tỷ tuổi mà lại có kích thước rộng tới 92 tỷ năm ánh sáng?

    624 shares
    Share 250 Tweet 156
  • Các nhà khoa học đã tạo ra một cỗ máy phát điện không cần nhiên liệu

    743 shares
    Share 297 Tweet 186
  • Phát hiện ‘siêu Trái Đất’ lớn nhất từng thấy, cách chúng ta 200 năm ánh sáng

    862 shares
    Share 345 Tweet 216
  • Các nhà khoa học phát hiện khả năng ăn rác thải nhựa đáng kinh ngạc của sâu sáp

    611 shares
    Share 244 Tweet 153
  • Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh trong thế kỷ XX?

    569 shares
    Share 228 Tweet 142
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2022. Bản quyền thuộc về Góc Bí Ẩn

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Hiện tượng kỳ lạ
  • Bí ẩn Vũ Trụ
  • Thiên nhiên kỳ thú
  • Sự kiện lịch sử
  • Góc tâm linh

© 2022. Bản quyền thuộc về Góc Bí Ẩn