5 công việc ‘giỡn mặt tử thần’ trong giới khoa học

Không chỉ yêu cầu sự tỉ mỉ, nhẫn nại với lòng quyết tâm cao độ, nhiều công việc trong giới khoa học còn có thể khiến người nghiên cứu đánh đổi cả mạng sống.

Nghiên cứu hang động dưới nước

Thợ lặn nghiên cứu hang động là một trong những nghề nguy hiểm bậc nhất trong giới khoa học. Làm việc trong điều kiện môi trường chưa từng có dấu chân người, những nhà khoa học tiên phong phải cẩn trọng hết mức để tránh cái chết khủng khiếp bên dưới những khối đá khổng lồ.

{keywords}
Thám hiểm hang động

Tuy đe dọa trực tiếp tới tính mạng người lặn nhưng môi trường dưới đáy các hang động chứa đựng những bí ẩn về điều kiện khí hậu trái đất cũng như các dạng sống nguyên thủy trên địa cầu. Vì thế, từ năm 1969 – 2007, 368 nhà nghiên cứu người Mỹ bỏ mạng khi lặn nghiên cứu các hang động. Nhưng đây chỉ là một phần những thiệt hại mà giới khoa học phải gánh chịu.

Nghiên cứu biển sâu

{keywords}
Khám phá đáy biển

Các nhà thám hiểm đại dương chỉ có thể lặn vài giờ dưới nước bởi cơ thể con người không thể chịu được môi trường dưới biển sâu quá lâu. Nhà hải dương hoc Dala Stokes của Đại học California (Mỹ) cho biết: “Ở một độ sâu nhất định, cơ thể bạn bắt đầu hấp thụ khí nitơ, một loại khí trơ không có lợi. Nếu ở dưới nước quá lâu hoặc nổi lên mặt nước quá nhanh, nitơ hoàn toàn tan trong cơ thể sẽ tạo thành bong bóng, khiến máu của chúng ta sủi bọt như một chai nước có ga bị lắc mạnh”.

Chiết nọc rắn

{keywords}

Để nghiên cứu thuốc giải độc rắn, việc chiết nọc từ chính cơ thể những con rắn khỏe mạnh là điều kiện bắt buộc đối với các nhà nghiên cứu. Tuy nhiên, trước khi buộc những con rắn tiết nọc vào những hộp chứa, các nhà nghiên cứu phải tóm chúng vào trong những chiếc lồng.

Báo cáo của LiveScience cho biết, hầu hết các nhà khoa học nghiên cứu nọc rắn đều bị rắn cắn một vài lần. Cá biệt, nhiều trường hợp bị cắn trên 20 lần vì những sơ suất trong quy trình bắt con vật. Hầu hết các trung tâm nghiên cứu nọc rắn đều có sẵn thuốc giải độc nên số nhà khoa học “tử vì nghiệp” không quá cao. Dẫu vậy, cảm giác đau đớn do vết cắn của rắn độc cắn sẽ hằn sâu trong tâm trí họ.

Phi hành gia

{keywords}
Mô phỏng phi hành gia ngoài không gian

Tuy là công việc được đánh giá rất cao nhưng phi hành gia cũng là một trong những lựa chọn nguy hiểm trong giới khoa học. Làm việc vất vả trong những môi trường khắc nghiệt nhất, phải tập luyện gian khổ để thích nghi với cường độ tia UV siêu mạnh từ mặt trời hay tỷ lệ tử vong 1% là những rủi ro mà các phi hành gia phải đối mặt.

Ngay cả khi trở về mặt đất an toàn, các phi hành gia cũng chưa thực sự an toàn. Làm việc quá lâu trong môi trường không trọng lượng khiến các phi hành gia phải đối mặt với chứng teo cơ cùng sự suy giảm nghiêm trọng cấu trúc xương khi họ trở về. Nếu không được hỗ trợ chuyên sâu, sức khỏe các phi hành gia sẽ giảm nghiêm trọng.

Săn bão

{keywords}

Khi những người bình thường tìm mọi cách để thoát khỏi sự ảnh hưởng của bão, các chuyên gia săn bão lại tiến vào khu vực nguy hiểm nhất của những trận cuồng phong. Họ xứng đáng với danh hiệu “những người phi thường” bởi kết quả đo đạc ở gần cơn bão giúp các chuyên gia khí tượng tính toán chính xác hướng đi và cường độ bão.

Tuy nhiên, săn bão là công việc giỡn mặt tử thần bởi sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhất cũng không giúp con người tránh rủi ro. Những cơn bão di chuyển nhanh và lớn hơn nhiều so với dự đoán có thể đặt những người săn bão kỳ cựu nhất vào tình thế nguy hiểm. Trong khi đó, sét mạnh từ những đám mây dông đen đặc có thể đánh trúng những người săn bão vào mọi thời điểm.

Theo Vietnamnet

Viết một bình luận