Góc Bí Ẩn
  • Trang chủ
  • Hiện tượng kỳ lạ
    Vật thể bí ẩn xuất hiện trên miệng núi lửa

    Vật thể bí ẩn xuất hiện trên miệng núi lửa

    Đám mây “nấc thang lên thiên đường” gây chú ý ở Malaysia

    Đám mây “nấc thang lên thiên đường” gây chú ý ở Malaysia

    Top 6 hiện tượng tự nhiên bất thường sắp xảy ra trong tương lai gần

    Top 6 hiện tượng tự nhiên bất thường sắp xảy ra trong tương lai gần

    Hiện tượng kỳ thú: Sao Mộc và sao Kim “hôn nhau” trên bầu trời đêm, có thể nhìn thấy bằng mắt thường

    Hiện tượng kỳ thú: Sao Mộc và sao Kim “hôn nhau” trên bầu trời đêm, có thể nhìn thấy bằng mắt thường

    Goliath, loài ếch lớn nhất thế giới, nặng hơn 3kg, biết tự đẩy đá để xây ao cho nòng nọc

    Goliath, loài ếch lớn nhất thế giới, nặng hơn 3kg, biết tự đẩy đá để xây ao cho nòng nọc

    Dòng sông không bao giờ đóng băng bất chấp nhiệt độ hạ xuống âm 40 độ C

    Dòng sông không bao giờ đóng băng bất chấp nhiệt độ hạ xuống âm 40 độ C

    Cô gái cho AI đọc nhật ký để nói chuyện với mình trong quá khứ

    Cô gái cho AI đọc nhật ký để nói chuyện với mình trong quá khứ

    Những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất 2022

    Những thảm họa thiên nhiên khủng khiếp nhất 2022

    Hiện tượng bất thường: Mưa tuyết xuất hiện trên đỉnh Fansipan

    Hiện tượng bất thường: Mưa tuyết xuất hiện trên đỉnh Fansipan

    10 dấu hiệu cảnh báo nóng cho nhân loại về thảm họa tự tạo

    10 dấu hiệu cảnh báo nóng cho nhân loại về thảm họa tự tạo

    Trending Tags

    • CES 2017
    • Super Car
    • eSports
    • Best Phone 2017
  • Bí ẩn Vũ Trụ
  • Thiên nhiên kỳ thú
  • Sự kiện lịch sử
  • Góc tâm linh
No Result
View All Result
Góc Bí Ẩn
No Result
View All Result
Góc Bí Ẩn
Home Khám phá khoa học

Khoa học thử nghiệm chip máy tính có thành phần nấm linh chi, tái chế và phân hủy dễ dàng

mynhan.amz by mynhan.amz
24/11/2022
in Khám phá khoa học
0
Khoa học thử nghiệm chip máy tính có thành phần nấm linh chi, tái chế và phân hủy dễ dàng
Share on FacebookShare on Twitter

Sử dụng lớp vỏ ngoài của nấm để chế tạo thành phần của chip cũng như pin gắn chip sẽ làm giảm lượng rác thải điện tử toàn cầu.

Một mạch điện của chip, vốn được làm từ các kim loại dẫn điện, sẽ phải nằm trong một lớp nhựa cách điện có tên “substrate”, tạm gọi là chất nền. Trong hầu hết chip máy tính, chất nền được làm từ nhựa và không thể tái chế khi chip hết hạn sử dụng. Chúng góp phần không nhỏ trong khối lượng rác thải công nghệ đang ngày một nhiều lên.

“Bản thân chất nền luôn khó tái chế nhất”, chuyên gia vật liệu mềm Martin Kaltenbrunner công tác tại Đại học Johannes Kepler, Úc cho hay. “Nó cũng là bộ phận lớn nhất trong đồ điện và sở hữu giá trị thấp nhất, vậy nên nếu chúng ta có một con chip giá trị cao nằm trong lớp chất nền, chúng ta sẽ muốn tái chế chúng”.

Ông Kaltenbrunner và các cộng sự đã thử sử dụng lớp vỏ của loài nấm linh chi (tên khoa học Ganoderma lucidum) để chế tạo chất nền, hòng tìm được một phương pháp thay thế thân thiện với môi trường.

Khoa học thử nghiệm chip máy tính có thành phần nấm linh chi, tái chế và phân hủy dễ dàng - Ảnh 1.
Nấm linh chi, tên khoa học Ganoderma lucidum – Ảnh: Internet.

Loại nấm này thường mọc trên gỗ đang mục rữa, nó sở hữu một lớp màng mỏng bảo vệ thể sợi bên trong thân nấm khỏi vi khuẩn cũng như những loài nấm khác. Trong thử nghiệm, nhóm các nhà khoa học tách và phơi khô lớp màng đặc biệt, và thấy rằng màng vừa dẻo dai lại vừa cách điện tốt. Nó có thể chịu được sức nóng 200 độ C trong khi chỉ mỏng tương tự một tờ giấy.

Tất cả những đặc tính trên cho thấy lớp vỏ của Ganoderma lucidum có thể trở thành một chất nền tiềm năng cho chip máy tính.

Theo nhận định của ông Kaltenbrunner, nếu không chịu ảnh hưởng từ tia cực tím hay độ ẩm cao, lớp vỏ nấm có thể tồn tại tới hàng thế kỷ. Bên cạnh đó, chỉ mất 2 tuần để lớp chất nền sinh học này phân hủy trong đất.

Nhóm nghiên cứu đã thử lắp đặt một mạch điện lên trên vỏ nấm, và thấy rằng khả năng dẫn điện hiệu quả tương đương với những con chip có lớp chất nền nhựa. Thậm chí, lớp chất nền sinh học vẫn giữ được độ bền sau khi bị bẻ cong tới 2.000 lần. Thử nghiệm cũng cho thấy vỏ nấm cũng có thể được ứng dụng vào sản xuất pin hay những thiết bị cần năng lượng vận hành thấp, đơn cử như cảm biến Bluetooth.

Khoa học thử nghiệm chip máy tính có thành phần nấm linh chi, tái chế và phân hủy dễ dàng - Ảnh 2.
Thử nghiệm lắp chip lên vỏ nấm – Ảnh: Science Advances.

Ông Kaltenbrunner hy vọng chất nền sinh học có thể được dùng cho đồ điện tử có vòng đời thấp, đơn cử như cảm biến đeo trên người. Tuy nhiên, họ sẽ phải chứng minh sức chịu đựng của vỏ nấm trong một dây chuyền công nghiệp sản xuất đồ điện tử.

Có lẽ sẽ sớm thôi, nấm sẽ cộng sinh với con người theo cách bạn không ngờ tới, đó là đi kèm với đồ điện tử thông dụng.

Nghiên cứu đã được đăng tải trên tạp chí Science Advances.

mynhan.amz

mynhan.amz

TOP REVIEW

Recommended Reading

  • James Webb lần đầu tiên chụp chi tiết “bàn tay thần thánh” đang “nặn” ra những thế giới mới

    James Webb lần đầu tiên chụp chi tiết “bàn tay thần thánh” đang “nặn” ra những thế giới mới

    796 shares
    Share 318 Tweet 199
  • Vì sao vũ trụ mới 13,8 tỷ tuổi mà lại có kích thước rộng tới 92 tỷ năm ánh sáng?

    622 shares
    Share 249 Tweet 156
  • Các nhà khoa học đã tạo ra một cỗ máy phát điện không cần nhiên liệu

    740 shares
    Share 296 Tweet 185
  • Phát hiện ‘siêu Trái Đất’ lớn nhất từng thấy, cách chúng ta 200 năm ánh sáng

    860 shares
    Share 344 Tweet 215
  • Các nhà khoa học phát hiện khả năng ăn rác thải nhựa đáng kinh ngạc của sâu sáp

    609 shares
    Share 244 Tweet 152
  • Thế lực nào đã thao túng 2 cuộc chiến tranh trong thế kỷ XX?

    564 shares
    Share 226 Tweet 141
  • About
  • Advertise
  • Privacy & Policy
  • Contact

© 2022. Bản quyền thuộc về Góc Bí Ẩn

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Hiện tượng kỳ lạ
  • Bí ẩn Vũ Trụ
  • Thiên nhiên kỳ thú
  • Sự kiện lịch sử
  • Góc tâm linh

© 2022. Bản quyền thuộc về Góc Bí Ẩn